Tạo “sóng ảo”, thị trường BĐS đầu tư ăn theo vành đai 4 Hà Nội

09:18 17/09/2022

Dự án đường vành đai 4 vùng Thủ đô đang thổi một luồng sinh mới cho nhiều khu vực tuyến đường đi qua. Một loạt dự án siêu bất động sản bắt đầu lộ diện thu hút sự quan tâm. Tuy nhiên, lợi dụng thời cơ này, không ít nhà đầu tư tạo “sóng ảo” thừa dịp tăng giá, rủi ro cao khi một số dự án còn chưa hoàn chỉnh về thông tin.

 

Cảnh báo về giá đất theo “sóng ảo” tăng cao

 

Tuyến vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội kết nối liên thông các tỉnh thành Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh. Tổng vốn đầu tư sơ bộ cho giai đoạn 1 của công trình hạ tầng này là 85.813 tỷ đồng, với quy mô khoảng 112,8 km và được chia thành 7 dự án thành phần. Kỳ vọng khi dự án đưa vào vận hành 2027, tuyến vành đai sẽ mở rộng không gian phát triển cho Thủ đô và tạo điều kiện kéo giãn mật độ dân cư tại khu vực nội đô. Quan trọng, vành đai 4 là động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội.

 

Chính vì sở hữu tiềm năng vượt trội, một số nhà đầu tư đã nhanh chóng “bắt tay nhau” trục lợi từ việc tăng giá đất các khu vực liên quan. Ngay khi vừa có thông tin quy hoạch, giá đất tại Mê Linh, Sóc Sơn, Thường Tín đã tăng cao, thậm chí tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021. Anh Trần Văn Khánh - chuyên viên môi giới huyện Mê Linh (Hà Nội) cho biết, các nhà đầu tư nội thành đang lần lượt đổ về các dự án đất xung quanh tuyến đường Vành đai 4 để khảo sát giá. Động thái này phần nào đã khiến các dự án đất nền thổ cư đồng loạt tăng giá. Điển hình nhất dự án HUD Mê Linh đang được giao dịch với giá 50-70 triệu đồng/m2.

 

Tuy nhiên, nhìn nhận từ thực tế, việc tăng giá đất ăn theo Vành đai 4 phần lớn đến từ tâm lý “đi trước đón đầu” của nhiều nhà đầu tư bao lâu nay. Ở góc độ chuyên gia, đây không phải biểu hiện tích cực của thị trường bởi các nhà đầu tư đang chạy theo đám đông. Việc thiếu thông tin chưa xác định được ranh giới quy hoạch, hành lang, tọa độ, mốc giới, thời gian triển khai... sẽ mang đến nhiều rủi ro. Nếu không tìm hiểu kỹ về thị trường, nhà đầu tư dễ bị chôn vốn, rơi vào “bẫy” chiêu thức của các "đội lái" để tạo sóng thị trường.

 

Các siêu dự án BĐS đang làm chủ Vành đai 4

 

Ngoài một thông tin chưa khách quan từ việc thổi giá tạo sóng, Vành đai 4 vẫn là “đòn bẩy” nâng tầm vị thế cho các dự án trên các tuyến đường đi qua. Chân dung các dự án tầm cỡ lâu nay “khuất bóng” giờ đã “lộ diện”. Xét về tiềm năng tăng giá trong tương lai, các dự án sau chắc hẳn sẽ nằm trong tâm điểm “săn lùng” của các nhà đầu tư trung và dài hạn. 

 

Đầu tiên phải kể đến Khu đô thị Hana Garden City Mê Linh (CEO Mê Linh, cách khoảng 2km). Dự án sở hữu vị trí chiến lược khi cách Vành đai 4 từ 4-5 km và kết nối với các khu đô thị nằm trên trục đường Mê Linh như Hà Phong, Cienco 5 Mê Linh, Tiền Phong, Rose Valley Mê Linh.

 

Tiếp đến là dự án Vinhomes Wonder Park tại xã Tân Hội và xã Liên Trung, huyện Đan Phượng. Với diện tích 133ha, mật độ xây dựng khu căn hộ khoảng 35%, khu đô thị phức hợp gồm nhà ở cao tầng, thấp tầng, trung tâm thương mại, văn phòng, trường học. Triển vọng khi tuyến Vành đai 4 hoàn thành, dự án sẽ thăng hạng thành kênh đầu tư đắt giá.

 

Đáng chú ý, Vành đai 4 đoạn qua huyện Thanh Oai cũng tiếp giáp trực tiếp với khu đô thị Mỹ Hưng; khu đô thị Ecopark địa bàn huyện Văn Giang (Hưng Yên); Khu đô thị Splendora Bắc An Khánh, Hà Đô, Vinhomes Smart City, các dự án khu đô thị như Vườn Cam, An Lạc Green Symphony, Kim Chung - Di Trạch…

 

Như vậy, nhìn trên bản đồ bất động sản, Vành đai 4 chắc chắn là cụm giao thông huyết mạch quy tụ các dự án “triệu đô”. Nếu đúng như lộ trình, chốt bàn giao mặt bằng sạch toàn tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2023, các dự án sẽ có tiềm năng tăng giá thực và thu hút mọi làn sóng đầu từ Trung - Nam đổ về. Đây chắc hẳn là một trong những điểm sáng của bức tranh thị trường BĐS miền Bắc.

 

Mỹ Lệ

Chia sẻ