Ngược chiều dự đoán, bất động sản đón nhận nhiều tín hiệu tích cực

03:49 27/08/2022

Đối nghịch với tình trạng “cắt lỗ”, “bắt đáy” diễn ra gần đây, thị trường bất động sản đang có dấu hiệu “hồi sinh”. Các nhà đầu tư tìm thấy nguồn vốn mới để khai thông thị trường đầu tư, đồng thời chuyển hướng quay về trung tâm, hết thời “đánh bắt xa bờ”.

 

“Khai thông” nguồn vốn mới

 

Theo nội dung dự thảo sửa đổi Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu DN riêng lẻ, nguồn vốn cho DN BĐS là kênh trái phiếu DN đang bị siết lại. Room tín dụng cho DN xây dựng cũng bị hạn chế và mặt bằng lãi suất còn cao. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tăng cường giám sát, không buông lỏng thị trường nhà đất khiến các DN BĐS tiếp cận được tín dụng một cách thuận lợi hơn. 

 

Khi vốn tín dụng của ngân hàng chảy vào bất động sản bị hạn chế, vốn huy động trái phiếu cũng bị siết chặt, các doanh nghiệp bất động sản đã chủ động đa dạng hóa nguồn vốn bảo đảm cho hoạt động kinh doanh. Ngoài nguồn vốn tín dụng và trái phiếu DN BĐS, các DN còn tìm cách “xoay chuyển” đối với vốn tư nhân, vốn FDI.

 

Số liệu của NHNN cho thấy, tính đến 30/6/2022, tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực BĐS đạt trên 2,36 triệu tỷ đồng, tăng 14,07% so với cuối năm 202. Trong đó, vốn tư nhân (vốn góp) với khoảng 60.000 tỷ đồng (chiếm khoảng 20% tổng số vốn đăng ký của các DN BĐS thành lập mới trong 7 tháng đầu năm 2022). Thứ ba là vốn FDI với hơn 3,21 tỷ USD tính đến ngày 20/7. 

 

Bên cạnh đó, nguồn vốn nước ngoài (vay, phát hành trái phiếu, bán cổ phần), nguồn vốn từ ngân sách nhà nước như vốn mồi, vốn ưu đãi/giảm thuế, vốn từ chương trình phục hồi… cũng được “kỳ vọng” sẽ làm thay đổi cục diện thị trường hiện tại. Do đó, thị trường từ đây đến cuối năm sẽ có nhiều chuyển biến tích cực.

 

Chuyển hướng đầu tư về trung tâm

 

Trước sự chững lại của thị trường, nhiều nhà đầu tư đang trong trạng thái “đứng ngồi không yên”  chờ đợi những đợt bán tháo, giảm giá sâu để “bắt đáy”. Tuy nhiên, động thái các nhà đầu tư quay trở lại vùng trung tâm đang góp phần tạo sóng tăng giá quay trở lại. Có lẽ, cơn sốt đất đầu năm hạ nhiệt vào quý III/2022 sẽ “đảo chiều”, chuyển biến tích cực khi càng về cuối năm. 

 

Dựa trên khảo sát, giá rao bán nhà riêng tăng đều ở các quận và giá nhà phố cũng tăng nhiều hơn ở khu vực ngoài trong tâm. Cụ thể, mặt bằng giá rao bán nhà riêng tại quận Hai Bà Trưng giá tăng 18% so với cùng kỳ; quận Tây Hồ, Cầu Giấy, Hà Đông tăng 15% và quận Long Biên tăng 14%, còn Hoàn Kiếm tăng 13% so với cùng kỳ 20. 

 

Theo các chuyên gia, thị trường các khu vực nội thành sẽ nhộn nhịp trở lại khi nền kinh tế hồi phục. Đây là thời điểm nhà phố, nhà ở riêng lẻ, đặc biệt là nhà mặt tiền ở khu vực trung tâm thành phố và những khu dân cư sầm uất, tiện nghi thường được nhiều người săn đó. Vì phân khúc nhà phố ở trung tâm luôn là nhu cầu thực, ổn định, dễ dàng thanh khoản khi cầu vượt cung. Ngược lại, bất động sản tại các tỉnh chỉ nóng từng đợt, theo phong trào, theo những thông tin tốt từ việc đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông.

 

Đặc biệt, từ nay đến năm 2025, các chủ đầu tư sẽ đưa ra thị trường những dự án mới mà họ đã chào bán. Giá tiếp tục tăng, nhưng không quá cao. Sau 3 năm khan hiếm, nguồn cung sản phẩm ở cả Hà Nội và TP. HCM sẽ dồi dào. Nếu từ nay đến cuối năm thuận lợi, lượng vốn cho thị trường bất động sản cả năm sẽ khoảng 800.000 tỷ đồng.

 

Mỹ Lệ

Chia sẻ