Nghịch lý: Hàng trăm nghìn tỷ “bơm” vào thị trường nhưng nguồn vốn nước ngoài vẫn tắc nghẽn

06:42 14/09/2022

Nới room tín dụng từ phía Ngân hàng Nhà nước được “khai thông” đến hàng trăm tỷ. Tuy nhiên, mức nới room thấp nên chưa thể vực dậy ngay thị trường đang mất thanh khoản vì thiếu sự bổ trợ của dòng vốn nước ngoài.

 

Dòng vốn được khai thông đến hàng trăm tỷ

 

Theo thông tin mới nhất, Ngân hàng Nhà nước chính thức công bố điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của 15 ngân hàng gồm ngân hàng khác như Agribank được nới 3,5%, MBBank là 3,2%, SHB 3,2%, VIB 3%, Vietcombank 2,7% TPBank 1,2%,... Tiêu điểm trong đó, Sacombank là ngân hàng dẫn đầu trong việc tăng room tín dụng ở mức 4%.

 

Trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu trong năm 2022, tăng trưởng tín dụng đạt 14%, dư địa tăng trưởng của hệ thống còn lại hơn 4% đến hết năm. Tín hiệu đáng mừng từ điều này khi tổng vốn đầu tư sẽ có khoảng 457.000 tỷ đồng “chảy về” các ngân hàng nhằm đáp ứng nguồn giải ngân cho khách hàng.

 

Theo TS. Sử Ngọc Khương, thông báo điều chỉnh room tín dụng mới nhất của Ngân hàng Nhà nước là một động thái bẻ khóa tiền tệ tích cực, giúp trực tiếp bơm nguồn tiền vào nền kinh tế hậu Covid-19, từ đó tiếp sức cho các lĩnh vực và ngành nghề bao gồm dịch vụ, sản xuất, kinh doanh và bất động sản. Đồng ý kiến, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) cũng cho biết, Ngân hàng Nhà nước cần xem xét nâng room tín dụng cả năm 2022 thêm 1-2% (từ mức mục tiêu 14% lên mức 15-16%). Điều này đồng nghĩa có thêm trên dưới 200.000 tỷ đồng nữa đưa vào nền kinh tế trong những tháng cao điểm.

 

Nhất là tại thời điểm cuối năm, việc mở rộng tín dụng sẽ tạo động lực tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp có nguồn vốn ổn định. Đồng thời với tốc độ hồi phục và phát triển kinh tế mạnh nhất thế giới trong giai đoạn sau đại dịch, Việt Nam chắc chắn sẽ thu hút nhiều sự quan tâm và nguồn đầu tư nước ngoài. 

 

Nguồn vốn nước ngoài vẫn còn “ách tắc”

 

Khi nguồn vốn lớn đến hàng trăm tỷ đồng được “rót” vào thị trường, nguồn lực cho dòng vốn FDI sẽ phát triển, bao gồm thị trường bất động sản. Cụ thể, số vốn FDI rót vào ngành kinh doanh bất động sản lại tăng vọt với hơn 3,3 tỷ USD, chiếm 19,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Trong khi đó, vốn đầu tư trực tiếp (FDI) giảm gần 13% so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy bất động sản vẫn là lĩnh vực “màu mỡ” thu hút các nhà đầu tư.

 

Dẫu thế, việc nới room tín dụng và tăng nguồn lực vẫn không tạo nên những thay đổi rõ rệt cho các doanh nghiệp hay cải thiện tình trạng hạn chế về nguồn cung trên thị trường. Bởi những vướng mắc về hành lang pháp lý trong nhiều dự án bất động sản ở Việt Nam, gây do dự cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đáng chú ý, vấn đề tương trợ giữa thị trường vốn với thị trường bất động sản chưa được chú trọng càng khiến các kênh dẫn vốn vào ngành bất động sản ách tắc.

 

Vì vậy cần có các chính sách hỗ trợ kịp thời nhằm tháo gỡ các vấn đề bất cập. Nếu thị trường bất động sản đóng băng dài thì doanh nghiệp dễ xảy ra đổ vỡ. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần chủ động linh hoạt liên kết giữa các nguồn lực tài chính khác nhau. Như thế,  doanh nghiệp mới cải thiện năng lực phát triển các dự án cũng như thu hút nguồn khách hàng mới. Các nhà đầu tư nên hiểu rằng dòng tiền khơi thông là một tín hiệu đáng mừng nhưng chưa đủ để khởi sắc nếu không có sự liên kết chặt chẽ, bổ trợ với thị trường.

 

Mỹ Lệ

Chia sẻ