Kinh tế tăng trưởng, Khánh Hòa mở ra “vận hội” cho BĐS địa phương
Năm 20222, mức tăng trưởng GRDP của Khánh Hòa tăng 20,7%, cao nhất trong 10 năm qua và dẫn đầu cả nước. Đây là cơ sở quan trọng để Khánh Hòa thực hiện đề án đạt tiêu chí Đô thị loại 1 vào năm 2028 và thu hút vốn đầu tư cho 122 dự án bất động sản địa phương.
Theo số liệu đã được Tổng cục Thống kê công bố, Khánh Hòa là địa phương có mức tăng trưởng GRDP cao nhất cả nước, tăng 20,7%. Xếp thứ 2 sau Khánh Hòa là Bắc Giang, tăng trưởng 19,3%; thứ 3 là Đà Nẵng với 14,05%. So với thời điểm từ năm 2019-2021, Khánh Hòa từng trải qua 3 năm có tốc độ GRDP âm, với năm 2020 có mức giảm sâu nhất là 10,52%. Từ đó, có thể thấy, bức tranh kinh tế Khánh Hòa đang có dấu hiệu khởi sắc rực rỡ, sẵn sàng cho đà tăng trưởng bền vững vào năm 2023.
Trên đà phát triển mạnh mẽ, Khánh Hòa hoàn toàn có điều kiện thuận lợi để hoàn thành Đề án xây dựng tỉnh Khánh Hòa đạt tiêu chí đô thị loại 1 vào năm 2028 và trở thành đô thị thông minh, bền vững, bản sắc, ngang tầm khu vực châu Á. Cụ thể trong quy hoạch tỉnh, Khánh Hòa triển khai đang đồng bộ các giải pháp, ưu tiên phát triển đô thị theo định hướng chiến lược như Tp.Nha Trang sẽ đóng vai trò là đô thị hạt nhân; Tp.Cam Ranh là đô thị du lịch - logistics; huyện Cam Lâm trở thành đô thị sân bay hiện đại, đẳng cấp quốc tế.
Đồng thời, Khánh Hòa cũng quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tại các tuyến đường huyết mạch như: đường vành đai 3 Nha Trang; tuyến cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (CT.24); đường bộ ven biển từ Bãi Chùa đến ranh giới tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Ninh Thuận; tuyến cao tốc Vân Phong - Nha Trang; Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh Hảo.
Để tăng cường các nguồn lực cho đầu tư phát triển cho các dự án, công trình trọng điểm trên, Khánh Hòa đã kêu gọi vốn đầu tư ngoài ngân sách cho 122 dự án nổi bật. Trong đó, đáng chú ý nhất là các dự án xã hội, các công trình an sinh phục vụ cộng đồng được đầu tư bài bản như: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế chất lượng cao (1.000 tỷ đồng) thuộc Khu đô thị Mỹ Gia; Nhà máy xử lý rác Vĩnh Lương (2.500 tỷ đồng) thuộc xã Vĩnh Lương; Trường Tiểu học, trung học Quốc tế (450 tỷ đồng) thuộc Khu đô thị Mỹ Gia; Khu đô thị trung tâm thương mại cồn Ngọc Thảo và Khu biểu diễn nghệ thuật cồn Nhất Trí (60ha) đều thuộc TP Nha Trang; Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh (42.000 tỷ đồng) thuộc TP Cam Ranh; Khu đô thị mới huyện Cam Lâm (17.000ha) và Trung tâm Khoa học công nghệ đẳng cấp quốc tế - Trung tâm Trí tuệ toàn cầu (350ha) đều thuộc huyện Cam Lâm.
Với danh mục 122 dự án, nhiều dự án địa phương tạo sự quan tâm đặc biệt khi có quy mô lên đến 100ha. Không chỉ có quy mô rộng lớn mà các dự án còn sở hữu hạ tầng đẳng cấp, đa dạng hóa về loại hình dịch vụ, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Điều này cho thấy, thị trường bất động sản Khánh Hòa còn nhiều dư địa phát triển và thừa hưởng tiềm năng dồi dào từ tài nguyên thiên nhiên biển, núi, rừng. Vì thế, Khánh Hòa được xem như miền đất thịnh vượng, mang đến động lực tăng trưởng mới trong tương lai cho các nhà đầu tư lớn, các chuyên gia trong và ngoài nước.
Nhất là khi, trong năm 2023, Khánh Hòa dự kiến khối lượng phát tối đa trái phiếu là 1.000 tỷ đồng. Mệnh giá của trái phiếu là 100.000 đồng, có kỳ hạn là 7 năm và 10 năm. Đây là cảnh cửa mở ra vận hội mới cho các nhà đầu tư biết nắm bắt cơ hội, thừa hưởng các giá trị tăng trưởng vượt trội và bền vững từ trái phiếu cũng như bất động sản địa phương. Thế nên, năm 2023, Khánh Hòa hứa hẹn sẽ trở thành khu vực sôi động, điểm sáng trong bức tranh thị trường bất động sản của cả nước.
Mỹ Lệ